Tổng Quan Về Bóc Tách Vật Tư Dự Toán Công Trình
1. Bóc tách dự toán công trình là gì?
– Đối với những nhân viên kế toán xây dựng; thì không ai là không biết đến cụm từ học bóc tách dự toán công trình. Vậy bóc tách dự toán công trình ở đây là gì? Có phải đó là việc làm mà mỗi kế toán đều phải thực hiện; dựa trên những bản thiết kế mà công ty đã xây dựng từ đó chỉ ra những khoản mục chi phí nào là hợp lý; không hợp lý từ đó bạn sẽ xây dựng được cho công ty một bảng hệ thống khối lượng công việc cần thiết; để tiến hành thi công công trình một cách có hiệu quả.
2. Bóc tách dự toán như thế nào?
– Bóc tách dự toán là một trong số những công việc đòi hỏi cao kinh nghiệm của người kế toán. Ngoài việc am hiểu những thông tư, quy định thông thường của một nhân viên kế toán; thì chúng ta cũng cần phải tìm hiểu thêm rất nhiều những kiến thức khác về xây dựng; như khả năng phân tích bản thiết kế từ cấu trúc nhà cửa; cấu trúc điện; nước và rất nhiều những cấu trúc khác nữa; để từ đó chúng ta mới có thể xây dựng chính xác những chi phí cần thiết phải bỏ ra; để thực hiện công trình này như chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu cần thiết; như gạch, cát, xi măng kèm theo các chi phí nội thất v.v…
– Việc xây dựng chi tiết một bảng dự toán công trình không chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị các chi phí nhân công; vật tư mà còn được sử dụng để lên giá chào thầu cho doanh nghiệp; điều này thể hiện năng lực của kế toán ở khoản đấu thầu và lãi suất của doanh nghiệp sau khi trúng thầu.
3.Các công việc cần làm trong quá trình thi công công trình
– Khi tiến hành thi công công trình kế toán phải biết doanh nghiệp của mình cần phải làm những gì trong giai đoạn này; bởi vì tùy thuộc vào quy mô của công trình; có thể doanh nghiệp của ta thực hiện toàn bộ hạng mục công trình; nhưng cũng có thể chỉ thực hiện một phần của công trình mà thôi; phần còn lại là của doanh nghiệp khác chính vì vậy mà kế toán cần phải biết và nắm được toàn bộ công việc của doanh nghiệp tại công trình này. Tùy thuộc vào các giai đoạn của công trình từ đó xác định xem mình cần chuẩn bị vật tư nào trước; khối lượng bao nhiêu; chất lượng vật tư như thế nào. Tùy thuộc vào từng giai đoạn để chuẩn bị những thao tác cần thiết cho giai đoạn đó.
– Sau khi hoàn thành công trình là đến giai đoạn quyết toán công trình thao tác này lại cần phải có mặt của người làm dự toán cho công trình này vào thời gian trước đó vì chỉ có họ mới có thể biết được chi phí hình thành lên một bức tường nó là bao nhiêu, sử dụng hết bao nhiêu vật tư như gạch, cát, xi măng, nhân công. Giai đoạn này thì có thể sử dụng người khác để thực hiện nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn.
– Ngoài những chi phí trực tiếp được đưa vào công trình xây dựng thì kế toán cần phải biết tập hợp những chi phí chung được sử dụng vào công trình một cách hợp lý như chi phí điện, nước, lán trại công trình v.v… từ đó kế toán sẽ tiến hành xây dựng lên bảng giá quyết toán cho công trình tránh làm mất mát, sai lệch số lượng công việc hoàn thành.