Cấu Tạo Thang Máy Gia Đình
Thang máy gia đình là một thiết bị vận tải theo chiều thẳng đứng với cấu tạo chặt chẽ tạo thành một hệ thống liên kết bao gồm các bộ phận:
1-Động cơ ( Motor, máy kéo)
2-Tủ điều khiển
3- Bộ chống vượt tốc
4- Cáp tải
5- Cabin và cửa cabin
6- Rail dẫn hướng
7- Đối trọng
8- Hệ thống cửa tầng
9- Bảng điều khiển tầng
10- Lò xo giảm chấn
11- Hố pít
ĐỘNG CƠ (MOTOR):
Tại phần động cơ này được chia làm 2 loại:
Động cơ có hộp số
- Sử dụng cho thang máy có phòng máy
- Một số hãng sản xuất: Thang máy Fuji (Thái Lan), Hitachi (Nhật Bản)
- Ưu điểm: Vì có phòng máy nên thuận lợi cho việc lắp đặt, cứu hộ hay sửa chữa bảo trì, bảo dưỡng.
Động cơ không có hộp số
- Sử dụng cho thang máy không có phòng máy
- Một số hãng sản xuất: Thang máy Mitsubishi (Thái Lan)
- Ưu điểm: Vì không có phòng máy nên có ưu điểm giúp giảm chiều cao xây dựng, tiết kiệm điện cho công trình.
TỦ ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY
Có chức năng điều khiển mọi hoạt động của thang máy, thực tế các chức năng hoạch định phối hợp với các lệnh điều khiển của người sử dụng. Tủ điều khiển làm việc nhờ các thiết bị khác cung cấp dữ liệu sau khi đã kiểm soát hàng loạt các chức năng an toàn.
BỘ CHỐNG VƯỢT TỐC: GOVERNOR
- Bộ chống vượt tốc (governor) là bộ phận rất quan trọng của một thang máy.
- Bộ chống vượt tốc giúp dừng cabin một cách tức thời trong trường hợp thang chạy quá tốc độ định mức, bộ thắng cơ liên động giúp cabin bám chặt vào ray dẫn hướng. Các trường hợp được hiểu là vượt tốc; thang bị lỗi phần điều khiển, đứt cáp, tuột cáp
CÁP TẢI THANG MÁY
Cáp tải dùng trong thang máy hiện nay được dùng chủ yếu là loại cáp bện. Mỗi tao cáp được bện từ các sợi thép và 1 dây cáp được bện từ các tao cáp và có lõi ở giữa. Lõi cáp có thể là lõi gai chứa dầu hoặc lõi thép
Cabin thang máy
Cabin thang máy là không gian dùng để di chuyển người và hàng hóa. Cabin phải được thiết kế sao cho có thể tháo rời thành từng bộ phận nhỏ. Tùy theo công dụng thực tế mà cabin sẽ được thiết kế khác nhau để phù hợp với công năng. Cấu tạo cơ bản của cabin thang máy như trên hình ảnh
RAIL DẪN HƯỚNG
Rail dẫn hướng thang máy được lắp đặt dọc theo giếng thang có chức năng dẫn hướng cabin và đối trọng chuyển động đúng phương, không sai lệch. Vì thế, rail dẫn hướng vô cùng quan trọng đối với cầu thang máy bởi chúng quyết định sự vận hành êm ái, bền bỉ, nhẹ nhàng mỗi khi di chuyển
ĐỐI TRỌNG THANG MÁY
- Đối trọng thang máy là bộ phận dùng để cân bằng trọng lượng với trọng lượng cabin. Khối lượng của đối trọng được tính bằng tự trọng của cabin cộng với 50% tải trọng định mức của thang. Với các loại thang máy tải người thông thường sẽ có hai cách bố trí đối trọng, một là đối trọng nằm phía sau cabin và đối trọng nằm bên hông cabin.
- Đối trọng thang máy được treo vào một đầu cáp tải, đầu còn lại của cáp được móc với đầu cabin. Ưu điểm của các loại thang sử dụng đối trọng là thang máy vận hành êm ái, giúp tăng tuổi thọ cáp tải, ngoài ra bằng việc sử dụng cáp mà hiện nay thang máy đã có thể đạt hành trình lên tới hàng nghìn mét.
Cấu tạo:
- Hệ thống rail dẫn hướng đối trọng:rail đối trọng được lắp từ mặt hố pít cho đến đỉnh hố thang (chạm sàn phòng máy). Chất lượng rail cũng như chất lượng lắp đặt dàn rail có ảnh hưởng lớn tới chất lượng vận hành thang máy sau này, nếu rail lắp không chuẩn sẽ dẫn đến tình trạng rung lắc cabin.
- Khung đối trọng:Là khung cơ khí để đặt các cục đối trọng vào.
Các cục đối trọng: Các cục đối trọng thường có trọng lượng từ 25kg – đến 50kg, kích thước thì sẽ được sản xuất tùy theo từng loại kích thước hố thang máy. Đối trọng có thể làm bằng gang đúc, hoặc bằng bê tông rồi bọc sắt bên ngoài. Do chỉ có tác dụng giữ nặng nên hiện nay để giảm giá thành sản phẩm thì đa số đối trọng là đối trọng bê tông.
Các shoe dẫn hướng: Là thiết bị giúp kết nối khung đối trọng và rail dẫn hướng.
Giảm chấn đối trọng
Xem thêm phần 2: Cấu Tạo Thang Máy Gia Đình