Phương Pháp Gia Cố Nền Đất Yếu Top – Base
Giới thiệu về gia cố nền móng Top – Base
Đây là một giải pháp giúp xử lý nền đất yếu và làm tăng khả năng tiếp nhận tải trọng của đất nền đồng thời làm giảm độ lún của nền và thời gian cố kết đất. Kỹ thuật móng Top- Base (móng phễu) được ứng dụng rộng rãi ở Nhật Bản và Hàn Quốc cho hàng nghìn công trình. Tại Seoul nhiều chung cư 17-20 tầng thậm chí cao tới 30 tầng cũng đã được xây dựng trên nền móng Top- Base mà không cần dùng cọc.
Một số ưu điểm nổi bật của phương pháp gia cố nền đất yếu Top-Base
- Xây dựng nhà nhiều tầng không dùng cọc bê tông hoặc dùng rất ít cọc bê tông
- Giảm đi thời gian thi công cho phần gia cố nền trên 30%
- Giảm giá thành lên đến 50%
- Không gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh
- Tiết kiệm cọc, giảm thời gian thi công và nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Thân thiện với môi trường
Công nghệ làm móng không dùng cọc Top – base
Hiện nay, ở nhiều công trình lớn thay vì làm móng bằng các phương pháp truyền thống như bê tông, cốt sắt, thì người ta đã ứng dụng các công nghệ làm móng mới vào để tiết kiệm chi phí.
Hiệu quả mang lại

- Phương pháp thứ nhất là được đúc sẵn tại nhà máy. Hiệu quả mà nó mang lại là thời gian thi công nhanh, phù hợp với các công trình nhỏ.
- Phương pháp thứ hai là được đổ bê tông tại chỗ. Hiệu quả phương pháp này mang đến là rẻ và dễ thực hiện hơn,,phù hợp với nhiều loại công trình xây dựng hơn.
Quy trình thi công móng Top – Base
Sau đây là tất cả các quy trình thi công móng Top-Base.
Xử lý cuối cùng trong quá trình thi công
Xử lý tình huống gặp phải Một số tình huống trong thi công móng top-base mà các các chủ thầu thường gặp phải như chèn đá chưa đạt yêu cầu hay hố móng quá sâu…Dưới đây là những trường hợp thường gặp và cách giải quyết. – Lượng đá dăm không đạt yêu cầu: để tránh tình trạng này, công việc dầm đá chỉ thực hiện khi lượng đá dăm thừa để lấp đầy các khoảng trống giữa các phễu, ta hãy tiến hành công tác dầm một cách cẩn thận. Khi tiến hành dầm, nên dầm đều theo bốn hướng để tạo độ chắc chắn cho công trình. – Đặt phễu trên nền đất yếu: khi tiến hành lắp đặt các phễu trên nền đất yếu mà không dải lớp đá dăm, thì độ ổn định của top- base không cao, vì vậy sẽ làm cho các bước thi công tiếp theo gặp khó khăn. Do đó, cần tiến hành chèn đá dăm khi lắp đặt top-block để vừa tạo độ chắc chắn cho phễu vừa giúp gia cố nền đất yếu. Nghiệm thu thi công Đối với công nghệ xây dựng mới này, quá trình nghiệm thu và kiểm tra cần được tiến hành nghiêm ngặt hơn để báo đảm chất lượng cho toàn bộ công trình.
Tiêu chuẩn kỹ thuật chung
Một số tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản giúp bạn đánh giá chất lượng của các phễu sau khi sản xuất đó là:- Hình dáng và kích cỡ của khối top-base nhất định phải là sản phẩm bê tông được đúc ngay tại chỗ và tuân theo chuẩn đề ra trong bản thiết kế.
- Các khối bê tông top-base đúc tại chỗ phải được đảm bảo chất lượng với lớp bê tông trộn sẵn mác 100.
- Độ bền nén của các khối bê tông dạng phễu cần phải đảm bảo lớn hơn 60kg/cm2. Điều này vô cùng quan trọng bởi vì nếu độ bền không đạt đúng chuẩn thì dễ dẫn đến độ lệch trong móng, gây nguy hiểm cho công trình đang xây dựng bên trên nó.
- Các thanh thép đặt ở đỉnh dùng để gia cường và một số thanh thép khác dùng định vị ở phía dưới top-base cần phải có đường kính là 12mm, để cố định và giữ chắc chắn các phễu này trong suốt quá trình tiến hành thi công.
- Kích thước của các cốt liệu dùng để chèn khe giữa các phễu phải là loại đá dăm nhỏ có đường kính tầm 25 mm trở xuống.
Lưu ý khi áp dụng công nghệ xây dựng mới Top – Base

Kết luận
Sự gia tăng dân số ngày càng nhanh đi kèm với sự phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh…khiến nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao. Điều này đặt ra yêu cầu con người cần phải cải tạo những vùng đất yếu để phục vụ cho xây dựng sao cho đảm bảo an toàn mà vẫn tiết kiệm. Top-base là một công nghệ xây dựng mới đáp ứng tất cả những tiêu chí trên, vì vậy mà đang ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong xây dựng.Đánh giá bài viết
[Tất cả: 0 Trung bình: 0]