Ưu, Nhược Điểm Khi Thi Công Mái Ngói Theo Giải Pháp Truyền Thống
Giải pháp 1: Mái Bê Tông Dán Ngói
- Ưu điểm: Chi phí thi công rẻ
- Nhược điểm:
+ Dán ngói bằng vữa nên ngói khó đồng phẳng, phụ thuộc độ phẳng mái bê tông hiện trạng, trình độ thợ dán vữa.
+ Do tác động của thời tiết, vữa hay bị nứt tách, ngói bị tụt rơi.
+ Mái bị nóng do không có lớp đệm không khí.
+ Khó áp dụng thi công đại trà với khối lượng lớn.
Giải pháp 2: Mái Khung Kèo Gỗ
– Ưu điểm: Phù hợp với ngôi nhà truyền thống. Nếu sử dụng gỗ tốt thì tuổi thọ công trình cao.
– Nhược điểm:
+ Mái có giá thành cao, gỗ tốt => Đắt.
+ Yêu cầu thợ có tay nghề cao => chi phí cao và khó tìm thợ.
+ Gỗ không tốt hay bị cong vênh, mối mọt.
+ Khó áp dụng thi công đại trà với khối lượng lớn.
Giải pháp 3: Mái Khung Kèo Sắt Hộp Hàn
– Ưu điểm: Thép dễ mua và dễ sử dụng.
– Nhược điểm:
+ Thường thi công với mật độ khung kèo thưa, để tiết kiệm chi phí dẫn đến một số công trình bị võng mái.
+ Thép hộp có tiết diện kín, mạ kẽm thông thường, mạ 1 mặt nên độ bền không cao.
+ Liên kết hàn gây rỉ sét rất nhanh.
+ Khó căn chỉnh do thép nặng, và đã hàn cố định.
+ Phải sơn chống rỉ bảo dưỡng.
+ Khó áp dụng thi công đại trà với khối lượng lớn.