Kiến Thức Về Lập Dự Án
Dự án là gì ? Các bước lập dự án ra sao ? Nếu bạn là doanh nghiệp đang muốn tìm hiểu về vấn đề này thì sau đây Gizento sẽ giải đáp mọi thắc mắc về cách lập một dự án đầu tư cho các bạn qua tìm hiểu kiến thức sau:
Hình thành dự án
Một dự án được hình thành qua các giai đoạn sau:
– Khái niệm, ý tưởng và định nghĩa dự án (Conception, Idea and Defintion of Project) là Ra quyết định.
– Nghiên cứu tiền khả thi (Pre-Feasibility Study) là Ra quyết định.
– Nghiên cứu khả thi (Feasibility Study) là Ra quyết định.
– Thiết kế chi tiết (Detail Design) là Ra quyết định.
– Thực hiện dự án (Project Implementation) Vấn đề: Tại sao dự án phải trải qua nhiều giai đoạn?
Dự án là gì ?
Dự án là một tập hợp các công việc, được thực hiện bởi một tập thể, nhằm đạt được một kết quả dự kiến, trong một thời gian dự kiến, với một kinh phí dự kiến.
– Phải dự kiến đội hình thực hiện (nguồn nhân lực)
– Phải có ngày bắt đầu, ngày kết thúc
– Phải có ít nhất 1 con số, nói lên kinh phí cho phép thực hiện công việc
– Phải mô tả được rõ ràng kết quả (output) của công việc. Sau khi kết thúc công việc, phải có được cái gì, với những đặc tính/đặc điểm gì, giá trị sử dụng như thế nào, hiệu quả ra làm sao?
– Phải có 1 khoản tiền cấp cho Dự án thực hiện. Người (hoặc đơn vị) cấp tiền gọi là chủ đầu tư
– Phải có một tổ chức chặt chẽ theo dõi và thu thập mọi thông tin phát sinh trong quá trình thực hiện dự án để giúp cho các cấp lãnh đạo và tổ dự án theo dõi sát sao việc thực hiện dự án
Các bước để lập dự án đầu tư
Trong thực tiễn để bắt đầu thực hiện 1 dự án, dự gồm có 3 giai đoạn chính:
– Lập Dự án.
– Quản trị thực hiện.
– Kết thúc. Giai đoạn 1 và 2 được coi là quan trọng hơn cả.
+ Giai đoạn 1: Hoạch định sơ bộ : Conceptual development, Việt Nam hay gọi là Nghiên cứu sơ bộ hoặc Nghiên cứu Tiền khả thi ( Tùy theo loại Dự án, có loại có cả 2):
– Trong phần này, quan trọng nhất là xác định Nhu cầu về hàng hóa dịch vụ của DA, hay sự cần thiết để đầu tư .
– Sau đó đến định hướng về giải pháp tạo ra sản phẩm dịch vụ đó
– Phần 3 là phân tích loại bỏ ngay các PA được coi là Không khả thi bằng định tính, chưa cần định lượng.
+ Giai đoạn 2: Lập dự án đặt trọng tâm vào Nghiên cứu khả thi – Feasibility study, hay đơn giản hơn là Kế hoạch kinh doanh chi tiết ( Biz Plan):
– Phần này lặp lại phần Concept nhưng phát triển lên mức định Lượng ( quantitative analysis) nhằm đưa ra các ước lượng : doanh số, tổng đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động kinh doanh của DA khi vận hành, xác định suất chiết khấu –> tính toán NPV, IRR ..vv – Nếu dự án tốt (đầu tư được) sẽ có thêm phần Kế hoạch thực hiện project execution plan – Thẩm định cũng nằm trong giai đoạn này, xét trên góc độ Chủ đầu tư, Hội đồng quản trị hay Người cho vay hoặc cơ quan cấp phép. – Lập dự án được coi là kết thúc nếu : Thẩm định –> không đầu tư hoặc Đầu tư –> Giấy phép đầu tư hay Quyết định đầu tư. Các tài liệu hiện nay thiếu tính thực tiễn phần nhiều do người soạn thảo chưa đưa vào các Case Study cho Phần Lập DA.